- * Tai nạn lao động gia tăng ở mức báo động
- * Mỗi năm Việt Nam mất gần 13.000 người vì tai nạn lao động
- * TNLĐ đã cướp đi 50 mạng người tại TPHCM
- * Người đi đường lọt hố, đơn vị thi công bị phạt 25 triệu đồng
- * Quảng Ninh-Sập cẩu tại công trình 22 tầng, 1 người tử vong
- * Chuẩn hóa kiến thức bảo hộ lao động cho cán bộ Công đoàn
- * Nguy hại khôn lường khi giặt chung đồ bảo hộ với quần áo thường
- * Giảm tai nạn lao động: Không chỉ phòng ngừa
Liên kết web
Đối tác
Góc giải trí tổng hợp
Nguy cơ tai nạn lao động từ các công trình xây dựng dân dụng
Theo quan sát của P.V, nhiều thợ xây vắt vẻo trên độ cao 20-30 mét nhưng không đeo dây bảo hiểm, trong khi đó bên dưới không có lưới chắn bảo hộ. Khi chúng tôi hỏi về việc sử dụng bảo hộ lao động, ông Nguyễn Văn Hà trả lời: “Cánh thợ xây chúng tôi ít khi đội mũ bảo hộ lao động vì làm ở các công trình nhà ở nhỏ nên không có gì nguy hiểm cả. Đội vào nhiều khi vướng víu, nặng cả đầu nên cứ đội mũ vải mềm cho nhẹ nhàng”. Còn ông Nguyễn Văn Tuấn-chủ thầu xây dựng ở đường Wừu (TP. Pleiku) thì cho rằng: Nếu thực hiện đúng theo quy định về an toàn trong xây dựng thì lấy gì để trả lương cho công nhân và các khoản chi phí khác. Vì vậy, việc trang bị bảo hộ lao động cho người lao động doanh nghiệp chưa thường xuyên thực hiện.
Công trình xây dựng nhà cao tầng bị sập giàn giáo, khiến 1 người chết, 1 người bị thương ở đường Nguyễn Tất Thành (TP. Pleiku). Ảnh: Đ.Y |
Khoản 2, Điều 11, Thông tư 39/2009/TT-BXD của Bộ xây dựng, quy định: đối với nhà ở có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250 m2 hoặc từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở có tầng hầm hoặc thi công nâng tầng nhà ở thì tổ chức thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 12/2009/NĐ-CP. |
Chính tình trạng coi thường công tác an toàn lao động của người lao động và chủ doanh nghiệp đã gây nên những vụ tai nạn lao động đau lòng. Thời gian gần đây trên địa bàn TP. Pleiku đã xảy ra liên tiếp các vụ tai nạn lao động chết người. Ngày 12-9-2014, một vụ tai nạn lao động tại công trình đang xây dựng trên đường Nguyễn Tất Thành (TP. Pleiku) làm 1 người chết, 1 người bị thương nặng. Nguyên nhân xảy ra sự cố là do hệ thống giàn giáo bằng cây chống gỗ với chiều cao 5,2 mét không đảm bảo chịu tải trọng trong lúc đang thi công bê tông. Ngày 20-9, tại Nhà máy đá granite của Công ty TNHH Quốc Duy Gia Lai (Khu Công nghiệp Trà Đa-TP. Pleiku) cũng xảy ra vụ tai nạn lao động làm anh Nguyễn Việt Hoàng (trú tại xã Trà Đa, TP. Pleiku) chết tại chỗ và một công nhân khác bị thương nhẹ.
Theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, tính từ đầu năm đến tháng 11-2014, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 18 vụ tai nạn lao động dẫn đến chết người. Nguyên nhân của các vụ tai nạn lao động trong xây dựng là người lao động thiếu kiến thức và ý thức về an toàn lao động hoặc không được trang bị bảo hộ lao động.
Đại diện Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết: Do lực lượng cán bộ mỏng nên rất khó trong việc thanh-kiểm tra hướng dẫn, tuyên truyền thường xuyên cho các doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt các quy định trong công tác an toàn trong xây dựng. Không chỉ có vậy mà trong việc cấp phép xây dựng nhà ở vẫn còn nhiều bất cập, về quản lý xây dựng nhà ở cao tầng chưa được thường xuyên đúng với quy định nên cũng là những nguyên nhân cơ bản khiến vấn đề an toàn lao động còn diễn biến phức tạp.