- * Tai nạn lao động gia tăng ở mức báo động
- * Mỗi năm Việt Nam mất gần 13.000 người vì tai nạn lao động
- * TNLĐ đã cướp đi 50 mạng người tại TPHCM
- * Người đi đường lọt hố, đơn vị thi công bị phạt 25 triệu đồng
- * Quảng Ninh-Sập cẩu tại công trình 22 tầng, 1 người tử vong
- * Chuẩn hóa kiến thức bảo hộ lao động cho cán bộ Công đoàn
- * Nguy hại khôn lường khi giặt chung đồ bảo hộ với quần áo thường
- * Giảm tai nạn lao động: Không chỉ phòng ngừa
Liên kết web
Đối tác
Góc giải trí tổng hợp
Thợ xây dựng “đánh đu với tử thần”
Các thợ xây biết làm việc trên cao mà không có dây an toàn hay các đồ bảo hộ lao động cần thiết là rất nguy hiểm. Tuy nhiên, vì sự mưu sinh, những thợ xây đành chấp nhận “đánh đu với tử thần” trong công việc.
Tại khoản 2 điều 11 Thông tư 39/2009 nêu rõ: “Đối với nhà ở có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250 m2 hoặc từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở có tầng hầm hoặc thi công nâng tầng nhà ở thì tổ chức thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 12/2009/NĐ-CP”. Song thực tế, nhiều nhà thầu vẫn “nhắm mắt làm liều”, nhận thi công các công trình nằm ngoài khả năng của mình. Một nhà thầu thẳng thắn thừa nhận: “Việc trang bị dụng cụ bảo hộ lao động, các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cũng là chuyện hiếm hoi. Hơn nữa, nếu áp dụng như các quy định trong thông tư, nghị định, nhà thầu chỉ có mà… “đói””.
Có mặt tại các công trình xây dựng dân dụng nhà ở dọc tuyến quốc lộ 1 đoạn qua khu vực Tiên Hội, phường Nhơn Thành (thị xã An Nhơn, Bình Định), chúng tôi chứng kiến hình ảnh thợ xây vắt vẻo ở độ cao gần 20m nhưng hoàn toàn không đeo dây bảo hiểm, bên dưới không có lưới chắn bảo hộ. Dù làm việc ở dưới mặt đất hay trên cao, thợ xây chủ yếu đội mũ mềm. Các loại mũ bảo hộ trong xây dựng vẫn chưa được nhiều người sử dụng. Theo các thợ xây, họ biết làm việc trên cao mà không có dây an toàn hay các đồ bảo hộ lao động cần thiết là rất nguy hiểm. Tuy nhiên, vì sự mưu sinh, những thợ xây đành chấp nhận “đánh đu với tử thần” trong công việc.
Anh Nguyễn Minh Long, 27 tuổi, ở thôn Phú Mỹ 2, xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước), thợ xây đang thi công ở một căn hộ 4 tầng tại địa phương khi được hỏi sao không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động đã trả lời: “Cánh thợ xây chúng tôi ít khi đội mũ bảo hộ vì toàn làm công trình nhỏ, chả có gì nguy hiểm cả. Đội vào nhiều khi vướng víu, mồ hôi ra khó chịu lắm, cứ mũ vải cho nhẹ nhàng”. Theo ông Nguyễn Hoàng Việt, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH Bình Định, thời gian gần đây, số vụ TNLĐ gây chết người trong lĩnh vực xây dựng đang ngày càng gia tăng. Có nhiều lý do, nhưng dễ thấy nhất, đó là tình trạng người lao động thiếu kiến thức và ý thức an toàn vệ sinh lao động hoặc không được trang bị các thiết bị bảo hộ đảm bảo. Tình trạng sơ sài trong che chắn tại các công trình xây dựng; ý thức chấp hành của chủ xây dựng và người lao động còn hạn chế.
Mặt khác, lực lượng lao động chủ yếu ở các vùng quê, lao động thời vụ và lao động tự do, phần nhiều trong số họ chưa được đào tạo bài bản nên ý thức bảo hộ lao động rất kém, chỉ biết làm lấy ngày công, ít khi quan tâm đến an toàn lao động. Trong khi các chủ thầu với kỹ thuật, công nghệ hạn chế, công tác giám sát thi công, đảm bảo an toàn lao động không được coi trọng. Hơn nữa, với các công trình xây dựng lớn, chủ đầu tư dự án thường thuê nhà thầu đảm trách từng phần việc. Các nhà thầu lại thuê các nhóm thợ thi công. Vấn đề bảo đảm an toàn lao động được đẩy hết cho các cai thầu; đơn vị thuê lao động gần như không có trách nhiệm gì đối việc này. Vì thế, khi xảy ra TNLĐ, đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là người lao động. Ngoài ra, công tác quản lý, thanh tra lao động của Sở còn mỏng, chưa chặt; công tác cấp phép xây dựng công trình của Sở Xây dựng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến vấn đề an toàn lao động còn diễn biến phức tạp |