- * Tai nạn lao động gia tăng ở mức báo động
- * Mỗi năm Việt Nam mất gần 13.000 người vì tai nạn lao động
- * TNLĐ đã cướp đi 50 mạng người tại TPHCM
- * Người đi đường lọt hố, đơn vị thi công bị phạt 25 triệu đồng
- * Quảng Ninh-Sập cẩu tại công trình 22 tầng, 1 người tử vong
- * Chuẩn hóa kiến thức bảo hộ lao động cho cán bộ Công đoàn
- * Nguy hại khôn lường khi giặt chung đồ bảo hộ với quần áo thường
- * Giảm tai nạn lao động: Không chỉ phòng ngừa
Liên kết web
Đối tác
Tin tức nóng
Nguy hại khôn lường khi giặt chung đồ bảo hộ với quần áo thường
Thực tế người lao động, nhất là những người làm việc trong môi trường chứa hóa chất độc hại thường giặt chung đồ bảo hộ với quần áo của gia đình. Hành động tưởng chừng như vô hại lại vô cùng nguy hiểm.
Qua khảo sát của PV báo Gia đình Việt Nam , tại hầu hết các công ty, doanh nghiệp mà môi trường làm việc có chứa các hóa chất độc hại như phân bón, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật, giày da…, công nhân có từ 2 – 3 bộ quần áo bảo hộ lao động. Việc trang bị đồng phục bảo hộ cho các công nhân nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động tại các nhà máy, xí nghiệp. Quần áo bảo hộ tùy vào công dụng mà phân ra thành nhiều loại: chống cháy, chống bám, chống thấm, chống axit, phản quang…
Công nhân làm việc tại một xưởng cơ khí Tuy nhiên, đồ bảo hộ sử dụng trong quá trình làm việc của người lao động vẫn có nguy cơ bị nhiễm độc từ các hóa chất độc hại. Thực tế cho thấy hầu hết công nhân sau thời gian làm việc đều mang quần áo bảo hộ về nhà và giặt chung với quần áo của gia đình . Một thói quen tưởng chừng như vô hại lại dẫn tới mối nguy hại vô cùng lớn đối với tất cả các thành viên trong gia đình . Chị Nguyễn Thị Hương (35 tuổi, làm việc tại Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam, Đồng Nai) cho biết: “Công ty cung cấp cho mỗi công nhân 2 chiếc áo bảo hộ lao động. Tôi làm trong xưởng dán keo thôi nhưng mùi hóa chất bám vào quần áo rất nồng nặc, độc hơn là ở xưởng ép đế. Nghĩ quần áo bảo hộ cũng giống như những bộ quần áo khác nên hay giặt chung đồ với cả gia đình cho nhanh. Tôi hay đau đầu, chóng mặt, hai đứa con gái thường ốm vặt, có lẽ một phần từ việc giặt chung đó mà tôi vô tình không biết”. Trên thế giới, trường hợp giặt chung quần áo bảo hộ lao động với quần áo thường và đã gây nhiễm hóa chất độc hại cho người thân trong gia đình không phải là chưa từng xảy ra. Gần đây nhất là vụ việc vợ của một công nhân Anh qua đời do mắc bệnh ung thư, mà nguyên nhân là do bà giặt những bộ quần áo có dính amiăng của chồng. Người vợ không ý thức được sự nguy hiểm ẩn chứa trong những bộ quần áo này. Bà đã bị mắc căn bệnh ung thư trung biểu mô có nguyên nhân trực tiếp do sự phơi nhiễm amiăng. Vụ việc trên một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho tất cả mọi người, nhất là công nhân, người thân của họ và những ông chủ của các công ty, xí nghiệp về sự an toàn cho người lao động, ngay cả khi họ đã rời khỏi nơi làm việc. Đáng chú ý là công nhân làm ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất tấm lợp amiăng. Hiện tại đã có 54 quốc gia cấm sử dụng amiăng, trong khi Việt Nam vẫn thuộc top 10 nước tiêu thụ amiăng lớn nhất thế giới. Amiăng là hóa chất công nghiệp nằm trong danh mục phải quản lý đặc biệt và đã cảnh báo về nguy cơ ung thư cho người tiếp xúc trực tiếp. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu tiếp tục dùng amiăng tới năm 2013, Việt Nam sẽ nhập khẩu hơn 1 triệu tấn amiăng về nước, đồng nghĩa với ít nhất 6.600 ca ung thư trung biểu mô. Con số này lớn hơn cả số lượng công nhân trong 39 nhà sản xuất tấm lợp amiăng hiện nay. Điều này có nghĩa rằng mức độ ảnh hưởng của chất này đối với công nhân, người thân và cả cộng đồng là rất lớn. Đáng chú ý là người bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự độc hại của hóa chất này chính là người thân của công nhân, từ việc làm tưởng chừng vô hại là giặt chung đồ với quần áo của cả gia đình . Không chỉ ở ngành sản xuất tấm lợp mà nhiều ngành nghề có môi trường làm việc độc hại khác như xăng dầu, khí đốt, giầy dép, phân bón, thuốc trừ sâu… khả năng xảy ra trường hợp nêu trên không ít.
Ông Nguyễn Quốc Việt - Trưởng phòng An toàn lao động (Sở Lao động TP.HCM) nêu ý kiến về an toàn cho người lao động Ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng phòng An toàn lao động (Sở Lao động TP.HCM) nhận định: “Một thực trạng hiện nay là công nhân mang những bộ đồ lao động thấm hóa chất về nhà giặt chung với quần áo của gia đình . Điều đó khiến cả gia đình đều có nguy cơ bị nhiễm hóa chất. Vì vậy, các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất cần phải bố trí bồn giặt cách ly để đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như người thân của họ”. Ông cho rằng đây là một trong những vấn đề quan trọng cần lưu tâm trong khi tình hình sức khỏe của người lao động đang bị đe dọa, nhất là ở môi trường làm việc chứa hóa chất nhiều như hiện nay. |
Các tin khác
-
Tai nạn lao động gia tăng ở mức báo động (20/12)
-
Mỗi năm Việt Nam mất gần 13.000 người vì tai nạn lao động (20/12)
-
TNLĐ đã cướp đi 50 mạng người tại TPHCM (20/12)
-
Người đi đường lọt hố, đơn vị thi công bị phạt 25 triệu đồng (20/12)
-
Quảng Ninh-Sập cẩu tại công trình 22 tầng, 1 người tử vong (20/12)
-
Chuẩn hóa kiến thức bảo hộ lao động cho cán bộ Công đoàn (10/12)
-
Giảm tai nạn lao động: Không chỉ phòng ngừa (09/12)