Liên kết web

Thống kê

Tin tức

Tai nạn lao động gia tăng ở mức báo động

Chủ đề Ngày thế giới về an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc năm nay là: “Rủi ro và các mô hình ngăn ngừa mới trong thế giới mà công việc liên tục thay đổi – Emerging risks and new patterns of prevention in a changing world of work”.
 
Theo ông Đỗ Trần Hải, Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động, trong lao động, căn cứ vào bản chất tác động, về cơ bản các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất ảnh hưởng đến tình trạng tâm sinh lý và bệnh lý của người lao động.
 
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê về tình hình ô nhiễm môi trường lao động của trên 1000 cơ sở sản xuất do Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động tiến hành cho thấy: tỷ lệ các phân xưởng sản xuất bị ô nhiễm nhiệt chiếm 68%, ô nhiễm bụi gần 20% và ô nhiễm hơi khí độc hại 17%, trong đó rất nhiều phân xưởng bị ô nhiễm đồng thời từ 2 yếu tố trở lên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ khá cao như: viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi chiếm 40, 26%; các bệnh đường tiêu hóa chiếm 14,35%, bệnh cơ xương khớp chiếm 12%... 
 
Ước tính chung của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng cho biết, điều kiện lao động không an toàn và kém vệ sinh làm cho khoảng 160 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp và 270 triệu vụ tai nạn lao động xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm, làm thiệt hại khoảng 4% GDP.

Tại Việt Nam, Theo điều tra của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tai nạn lao động xảy ra trong thực tế cao gấp hàng chục lần so với báo cáo, ước tính trên 40.000 vụ/năm. 

Nguyên nhân chính, theo nhìn nhận của các chuyên gia thì nhận thức của người sử dụng lao động là một trong những yếu tố quan trọng. Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện chủ sử dụng lao động phần lớn chưa thấy hết lợi ích của điều kiện lao động đối với năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Như Văn, quyền Cục trưởng Cục An toàn lao động, doanh nghiệp thiếu ý thức cũng tại khả năng kiểm soát, giám sát an toàn vệ sinh lao động của cơ quan Nhà nước còn hạn chế. Các chế tài, kèm theo các điều luật còn thiếu rõ ràng, chưa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp vi phạm.

Các tin khác