- * Tai nạn lao động gia tăng ở mức báo động
- * Mỗi năm Việt Nam mất gần 13.000 người vì tai nạn lao động
- * TNLĐ đã cướp đi 50 mạng người tại TPHCM
- * Người đi đường lọt hố, đơn vị thi công bị phạt 25 triệu đồng
- * Quảng Ninh-Sập cẩu tại công trình 22 tầng, 1 người tử vong
- * Chuẩn hóa kiến thức bảo hộ lao động cho cán bộ Công đoàn
- * Nguy hại khôn lường khi giặt chung đồ bảo hộ với quần áo thường
- * Giảm tai nạn lao động: Không chỉ phòng ngừa
Liên kết web
Đối tác
Tin tức
Những người may mắn thoát chết trên đỉnh núi lửa Nhật
Mùi lưu huỳnh nồng nặc, những hòn đá to như chiếc xe tải lăn qua chỗ hướng dẫn viên leo núi Sayuri Ogawa trú. Đá rơi liên tục như mưa, nghĩ mình sắp chết, cô vùng dậy chạy đến chỗ một nhà nghỉ, mặc cho lớp bụi đã ngập đến đầu gối.
Những tảng đá lớn rơi xuống từ bầu trời, khói xám cuồn cuộn phủ lên quả núi một màu đen. Bụi núi lửa trào xuống mặt đất khiến không khí đặc quánh mùi khói.
Một vài người sống sót sau vụ núi lửa Ontake phun trào kể lại rằng họ chỉ kịp quyết định trong giây lát, hoặc trốn sau những tảng đá lớn hoặc trú ẩn trong những nhà nghỉ. Phía ngoài, nhiều người khác đã ngã, bị đá lăn vào hoặc có thể ngạt thở vì khí độc và nhanh chóng bị chôn vùi dưới lớp tro bụi dày tới đầu gối. Có ít nhất 43 người thiệt mạng trong vụ núi lửa phụ trào bất ngờ hôm 27/9, theo AP.
Một số thi thể đã được tìm thấy và được trực thăng đưa xuống núi. Sáng qua, những nỗ lực tìm kiếm người mất tích đã bắt đầu lại, khi tình hình bớt nguy hiểm hơn.
Với những ai may mắn sống sót như hướng dẫn viên leo núi Sayuri Ogawa, sự việc hôm 27/9 là một trải nghiệm cận kề cái chết. May mắn và bản năng đã làm nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết cho những người leo núi trong hoàn cảnh nguy hiểm.
Trước khi thảm kịch xảy ra, nhiều người đang tận hưởng cảnh đẹp ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển. Không ít người tháo giày và để đôi chân nghỉ ngơi sau buổi sáng leo núi. Số khác đang nấu mì tôm bằng bếp lò cầm tay. Chẳng bao lâu sau đó, họ phải bò lổm ngổm tới nơi trú ẩn và chạy thục mạng để thoát thân.
Ogawa, 43 tuổi, leo gần tới đỉnh và đang tập dượt cho chuyến hướng dẫn sắp tới. Vừa bắt đầu đi quanh miệng núi lửa, Ogawa nghe một tiếng nổ, giống như tiếng pháo hoa, ngay trên đầu cô.
Một vài người đang chụp ảnh khói bốc lên, còn cô chạy xuống. Ogawa trông thấy nhiều hòn đá lớn bị bắn cao lên bầu trời. Nhìn quanh không có nhà nghỉ nào, Ogawa chạy tới nấp sau tảng đá để tránh bị rơi vào người. Lúc sau, cô ngửi thấy mùi lưu huỳnh nồng nặc.
"Tôi không thể thở và đá vẫn tiếp tục rơi xuống như mưa. Tôi đã nghĩ mình sắp chết", Ogawa nhớ lại.
Ogawa thấy cơn gió mát thoảng qua mặt khiến cô thở lại được. Cô di chuyển tới một vị trí an toàn hơn rồi cúi xuống chỗ hõm giữa hai tảng đá và chỉ để lộ ra bên chân phải.
Khói liên tục phả ra làm khuất tầm nhìn, còn những hòn đá lăn xuống xô vào chỗ cô đang trú ẩn. Nhiều hòn đá rơi xuống làm chân và hông cô sưng lên. Trong bóng tối, những hòn đá to như cái tủ lạnh, hoặc thậm chí bằng cả xe tải, lăn qua chỗ cô. Lúc Ogawa đứng dậy, bụi đã ngập đến đầu gối. Cô chạy tới một nhà nghỉ để thông báo cho nhà chức trách tình trạng một phụ nữ bị thương ở chân mà cô gặp trên đường tới đó.
Hàng chục người chen chúc bên trong những ngôi nhà trong lúc đá trút xuống, một vài tảng còn làm thủng trần, tường nhà và phá tan cửa sổ.
Lúc núi lửa phun trào, chủ nhân nhà nghỉ trên đỉnh Ontake, ông Tatsuo Arai, 70 tuổi, đang mua sắm trong thị trấn. Biết chuyện, ông hướng dẫn từ xa hai nhân viên trẻ cách tránh thương vong.
Màn khói bụi cuồn cuộn bốc lên từ miệng núi lửa Ontake chôn sống nhiều người leo núi. Ảnh: NHK. |
Có khoảng 40 người trú tại nhà nghỉ của ông Arai suốt hơn một giờ. Tất cả đều ở dưới tầng một của nhà nghỉ hai tầng. Ông bảo họ không được đứng gần cửa sổ vì có thể bị thương do đá rơi.
Nói ngắn gọn để tiết kiệm pin điện thoại, người đàn ông này đưa ra lời khuyên quan trọng có thể đã cứu sống hàng chục mạng người, đó là tránh khu vực được gọi là Haccho darumi ở gần miệng núi lửa. Hàng chục nạn nhân được tìm thấy ở khu vực này. "Đó là kinh nghiệm và cảm xúc bên trong mách bảo của tôi", ông cho hay.
Giác quan thứ sáu dường như đã giúp Hidenari Hayashi, một hướng dẫn viên du lịch chuyên ở những vùng núi miền trung Nhật. Nhóm của anh có khoảng 40 người leo núi, hầu hết là người lớn. Họ bắt đầu từ sáng sớm và đến giữa buổi đã rời khỏi đỉnh núi. Lúc đi bộ quanh miệng núi lửa, anh phát hiện mùi lưu huỳnh bất thường mà những lần leo trước không thấy. Một vài người trong đoàn của anh kêu đau đầu vì mùi ấy.
"Nếu ở lại hai tiếng sau, chúng tôi sẽ là những người đầu tiên gặp nạn. Thật may là tôi vẫn còn sống", Hayashi chia sẻ.
Với Ogawa, cô vẫn sốc khi đã trở về nhà ở quận Nagao và xem lại đoạn phim núi lửa phun trào trên tivi.
"Thật dữ dội và đáng sợ. Tôi phải nhắc nhở bản thân mình rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra trên những đỉnh núi", Ogawa nói.
Các tin khác
-
500% lãi suất cầm đồ, sao không bị xử lý? (26/06)
-
Tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc tập trận (12/06)
-
Tai nạn lao động gia tăng ở mức báo động (20/12)
-
Mỗi năm Việt Nam mất gần 13.000 người vì tai nạn lao động (20/12)
-
TNLĐ đã cướp đi 50 mạng người tại TPHCM (20/12)
-
Người đi đường lọt hố, đơn vị thi công bị phạt 25 triệu đồng (20/12)
-
Quảng Ninh-Sập cẩu tại công trình 22 tầng, 1 người tử vong (20/12)
-
Nạo vét cống, 1 công nhân bị hàng tấn bùn chôn vùi (20/12)
-
Hỏa hoạn thiêu rụi nhà xưởng rộng 1.000m2 (20/12)
-
Vụ tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh: Sự cố từ hệ thống toa chở người? (20/12)